Babehou

Trending New
Menu
  • Trang chủ
  • Sim Số
  • Mẹo Vặt
  • Giáo Dục
  • Công Nghệ
  • Đời Sống
  • Thế Giới
  • Xe
  • Ẩm Thực
  • Netherlands

Indonesia kêu gọi Myanmar tôn trọng ý nguyện người dân

admin Tháng Hai 23, 2021

Ngoại trưởng Indonesia bày tỏ quan ngại về tình hình Myanmar và kêu gọi các bên kiềm chế tối đa nhằm “tránh đổ máu”.

“Quá trình chuyển đổi dân chủ cần được tiến hành theo ý nguyện của người dân Myanmar. Mọi con đường tiến lên đều phải thực hiện điều này. Indonesia rất quan ngại về tình hình ở Myanmar. Sức khỏe và an ninh của người dân Myanmar là ưu tiên hàng đầu”, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết hôm nay.

Ngoại trưởng Retno cũng kêu gọi các bên tại Myanmar “thực hiện kiềm chế tối đa để tránh đổ máu”.

Phát biểu được đưa ra sau khi hàng chục nghìn người Myanmar xuống đường suốt nhiều ngày qua để biểu tình phản đối đảo chính, bất chấp lệnh giới nghiêm và các hạn chế của quân đội. Ít nhất ba người đã thiệt mạng do trúng đạn từ lực lượng an ninh, trong khi quân đội Myanmar thông báo một sĩ quan cảnh sát cũng tử vong vì vết thương quá nặng khi đụng độ người biểu tình ở thành phố Mandalay lớn thứ hai nước này.

Indonesia dường như đang thúc đẩy kế hoạch cử quan sát viên ASEAN đến Myanmar để bảo đảm chính quyền quân sự tổ chức bầu cử công bằng. Điều này khiến nhiều người Myanmar tức giận và kêu gọi biểu tình trước đại sứ quán Indonesia.

Người biểu tình trên đường phố Mandalay, thành phố lớn thứ hai Myanmar, hôm 22/2. Ảnh: AFP.

Người biểu tình trên đường phố Mandalay, thành phố lớn thứ hai Myanmar, hôm 22/2. Ảnh: AFP.

Bộ Ngoại giao Indonesia từ chối bình luận liệu nước này có công nhận kết quả bầu cử Myanmar hồi tháng 11/2020 hay không, nhưng phát ngôn viên cơ quan này nhấn mạnh Tổng thống Joko Widodo đã chúc mừng chiến thắng của Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi vào thời điểm đó.

Jakarta cũng không bình luận về kế hoạch kêu gọi ASEAN làm trung gian hòa giải giữa chính quyền quân sự và người biểu tình Myanmar. Một số quan chức am hiểu vấn đề cho rằng giám sát chính quyền quân sự tổ chức bầu cử theo lời hứa là cách thực tế nhất nhằm đưa Myanmar trở lại ổn định.

Một trong những nguyên tắc của ASEAN là không can thiệp vấn đề nội bộ của quốc gia thành viên. Phản ứng của các nước Đông Nam Á đối với cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar rất khác nhau.

Indonesia, Malaysia và Singapore bày tỏ lo ngại về việc quân đội Myanmar giành quyền lực. Philippines ban đầu nói vấn đề là “chuyện nội bộ”, sau đó kêu gọi “khôi phục hoàn toàn” hiện trạng ở Myanmar. Campuchia và Thái Lan cũng coi cuộc đảo chính là vấn đề nội bộ.

Brunei đã ra tuyên bố kêu gọi “đối thoại, hòa giải và trở lại bình thường”, dù không lên án cuộc đảo chính. Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan cho biết những diễn biến ở Myanmar, gồm cắt điện, Internet và cản trở người biểu tình phản đối đảo chính là “đáng báo động”, nhưng không đồng tình áp lệnh trừng phạt quy mô lớn với nước này.

Phản ứng về tình hình Myanmar, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đầu tháng này cho biết Việt Nam đang theo dõi tình hình, mong Myanmar sớm ổn định để xây dựng và phát triển.

Vũ Anh (Theo Reuters)

Prev Article
Next Article

Related Articles

Facebook cảnh báo sẽ chặn người dùng ở Australia chia …

Facebook dọa cấm người dùng Australia chia sẻ tin tức

Trung Quốc tháng này giảm tốc độ xả nước tại …

Mực nước sông Mekong giảm do Trung Quốc bảo trì lưới điện

MỹBethany Hallam, ủy viên hội đồng hạt Allegheny, bang Pennsylvania, …

Nữ chính trị gia để ngực trần nhắc cử tri bỏ phiếu đúng luật

About The Author

admin

Leave a Reply

Hủy

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Recent News

  • Trận đấu tăng đầu tiên giữa Mỹ và Đức trong Thế chiến II
  • Những người Mỹ quyết tin Trump là tổng thống
  • Nỗi sợ vaccine đe dọa cuộc chiến chống Covid-19 của Trung Quốc
  • Các nhóm biểu tình Myanmar đụng độ
  • Công tố viên đã có hồ sơ thuế của Trump
  • Anh trừng phạt Thống tướng Myanmar
  • 10 oanh tạc cơ Trung Quốc diễn tập ở Biển Đông
  • Anh trừng phạt Tổng tư lệnh Myanmar
  • Thủ tướng Armenia cảnh báo nỗ lực đảo chính
  • Cuộc chiến đề cử phơi bày thách thức với Biden
  • Việt Nam bình luận về ‘trận địa tên lửa Trung Quốc gần Việt Nam’
  • Philippines lệnh quân đội tiêm vaccine Covid-19
  • Đại sứ Việt Nam tái ứng cử vào Ủy ban Luật pháp Quốc tế
  • Việt Nam tái ứng cử Ủy ban Luật pháp Quốc tế
  • Chiến hạm Mỹ lại đi qua eo biển Đài Loan
  • Công chúa Dubai gửi thư xin cảnh sát Anh cứu chị gái
  • Đề nghị tích cực cứu chữa người Việt mắc Covid-19 tại Campuchia
  • Việt Nam bình luận về ‘trận địa tên lửa Trung Quốc giáp Việt Nam’
  • Trung Quốc bác tin buộc quan chức Mỹ xét nghiệm nCoV qua hậu môn
  • Việt Nam lên tiếng về hoạt động của tàu Mỹ ở Biển Đông
  • Georgia đòi Trump trả phí kiện tụng
  • Lãnh đạo Cộng hòa bất đồng việc Trump dự hội nghị bảo thủ
  • Tăng T-14 Nga có thể tự phát hiện mục tiêu
  • Facebook ‘cấm cửa’ quân đội Myanmar
  • Nhảy xuống hồ bơi đóng băng cứu chó cưng
  • Trung Quốc cho phép Mỹ bán đất lãnh sự quán
  • Dân nước giàu ‘kén cá chọn canh’ vaccine Covid-19
  • Dân nước giàu ‘kén cá chọn canh’ vaccine
  • Sập mỏ vàng ở Indonesia, 70 người mất tích
  • Sáng kiến ‘công bằng vaccine’ Covid-19 nhiều trắc trở của WHO
  • Ông Tập tuyên bố chiến dịch xóa nghèo đã ‘toàn thắng’
  • Tỷ phú giàu nhất Ấn Độ tham vọng xây vườn thú lớn nhất thế giới
  • Armenian nghi ngờ uy lực tên lửa Iskander Nga
  • Cựu binh da màu chết sau khi bị cảnh sát ghì cổ
  • Cựu trợ lý tố Thống đốc New York quấy rối tình dục
  • Mỹ thử nghiệm dùng UAV tiếp tế tàu sân bay
  • Trung Quốc có thể thuê cảng Sri Lanka đến 198 năm

Babehou

Trending New
Copyright © 2021 Babehou